Hỏi đáp Luật Thống kê
 
​Trả lời:1. Tổ chức, cá nhân là đối tượng cung cấp thông tin thống kê có quyền:- Được thông báo quyết định, mục đích, yêu cầu, thời hạn của cuộc điều tra thống kê;- Được phổ biến và ...
 
​Trả lời:Các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp quy định trong Luật thống kê (khoản 1, Điều 2) là các chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh ...
 
​Trả lời:Điều 2 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 quy định tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin thống kê bao gồm:- Cơ quan nhà nước các cấp (bao gồm cả ba hệ thống lập pháp, hành ...
 
​Trả lời: Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm:- Tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, cơ ...
 
​Trả lời:Người dân là đối tượng áp dụng Luật thống kê trên hai danh nghĩa:1. Là đối tượng có nghĩa vụ cung cấp thông tin thống kê khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn để điều tra ...
 
​Trả lời:Đối tượng áp dụng được quy định trong Luật thống kê bao gồm:1. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin thống kê.2. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê.3. Tổ chức thống kê, người ...
 
​Trả lời:1. Luật thống kê Việt Nam đã tham khảo, tiếp thu có chọn lọc một số nội dung Luật thống kê của nhiều nước, trong đó có một số nội dung sau đây:- Vận dụng 10 nguyên tắc trong hoạt ...
 
​Trả lời:Về nội dung, điểm nổi bật của Luật thống kê là kết cấu các chương, điều đã thể hiện tính hệ thống, đồng bộ của toàn bộ hệ thống thông tin thống kê nhà nước ở Việt Nam. Luật thống kê đã ...
 
​Trả lời:Pháp lệnh kế toán và thống kê nêu chung đối tượng điều chỉnh ở cả hai lĩnh vực: kế toán và thống kê. Trong đó, phần thống kê chỉ quy định về đối tượng cung cấp thông tin. Luật thống ...
 
​Trả lời:Pháp lệnh kế toán và thống kê điều chỉnh chung cả hai lĩnh vực kế toán và thống kê. Luật thống kê chỉ điều chỉnh về công tác thống kê; Luật đã quy định rõ hơn về: Hoạt động thống kê, ...
 
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
Câu hỏi 99. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thống kê sẽ bị xử lý như thế nào?Hỏi đáp Luật Thống kêCâu hỏi 99. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thống kê sẽ bị xử lý như thế nào?/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/7/2017 12:00 PMNoĐã ban hành

Trả lời:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thống kê thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07/9/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê và Thông tư số 04/1999/TT-TCTK ngày 19/10/1999 hướng dẫn thi hành Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Có hai hình thức xử lý vi phạm hành chính về thống kê là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tuy nhiên, Nghị định số 93/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê sẽ được sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới cho phù hợp với Luật thống kê và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.​

102
Câu hỏi 98. Luật thống kê được triển khai thực hiện như thế nào?Hỏi đáp Luật Thống kêCâu hỏi 98. Luật thống kê được triển khai thực hiện như thế nào?/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/7/2017 12:00 PMNoĐã ban hành

Trả lời:
1. Luật thống kê là văn bản pháp lý cao nhất về công tác thống kê, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện Luật thống kê phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục cho mọi đối tượng thi hành Luật thống kê trên phạm vi cả nước và gắn với mọi hoạt động thống kê.
3. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật thống kê; trong công tác thống kê thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.​

101
Câu hỏi 97. Đối tượng thanh tra thống kê là những tổ chức, cá nhân nào và có quyền, nghĩa vụ gì?Hỏi đáp Luật Thống kêCâu hỏi 97. Đối tượng thanh tra thống kê là những tổ chức, cá nhân nào và có quyền, nghĩa vụ gì?/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/7/2017 12:00 PMNoĐã ban hành

Trả lời:
1. Đối tượng thanh tra thống kê là tất cả các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin thống kê, sử dụng thông tin thống kê, tổ chức thống kê và người làm công tác thống kê.
2. Các đối tượng thanh tra thống kê có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a. Yêu cầu đoàn thanh tra, thanh tra viên xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng quy định của pháp luật về thanh tra;
b. Tạo điều kiện để đoàn thanh tra và thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ;
c. Cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời các vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên;
d. Chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật;
đ. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luận, quyết định của thanh tra thống kê mà mình có căn cứ cho là không đúng pháp luật;
e. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra.​

100
Câu hỏi 96. Khi tiến hành thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền và trách nhiệm gì?Hỏi đáp Luật Thống kêCâu hỏi 96. Khi tiến hành thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền và trách nhiệm gì?/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/7/2017 12:00 PMNoĐã ban hành

Trả lời:
Điều 37 Luật thống kê quy định: Khi tiến hành thanh tra, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ thanh tra viên;
2. Yêu cầu đối tượng thanh tra, các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
3. Lập biên bản thanh tra, kiến nghị biện pháp giải quyết đối với những sai phạm;
4. áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
5. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, sách nhiễu, làm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra;
6. Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
7. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận thanh tra và biện pháp xử lý do mình quyết định;
8. Giữ bí mật tài liệu thanh tra theo quy định của pháp luật​

99
Câu hỏi 95. Thanh tra thống kê có nhiệm vụ gì?Hỏi đáp Luật Thống kêCâu hỏi 95. Thanh tra thống kê có nhiệm vụ gì?/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/7/2017 12:00 PMNoĐã ban hành

Trả lời:
Khoản 1 Điều 36 Luật thống kê quy định thanh tra thống kê là thanh tra chuyên ngành về thống kê. Thanh tra thống kê có nhiệm vụ:
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về thống kê;
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thống kê;
- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về thống kê.​

98
Câu hỏi 94. Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê được quy định như thế nào?Hỏi đáp Luật Thống kêCâu hỏi 94. Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê được quy định như thế nào?/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/7/2017 12:00 PMNoĐã ban hành

Trả lời:
Cơ quan quản lý nhà nước về thống kê được quy định tại Điều 35 Luật thống kê như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thống kê.
2. Tổng cục Thống kê giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc nội dung quản lý nhà nước về thống kê theo quy định của Chính phủ (trừ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật).
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương.​

97
Câu hỏi 93. Quản lý nhà nước về thống kê gồm những nội dung gì?Hỏi đáp Luật Thống kêCâu hỏi 93. Quản lý nhà nước về thống kê gồm những nội dung gì?/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/7/2017 12:00 PMNoĐã ban hành

Trả lời:
Điều 34 Luật thống kê quy định nội dung quản lý nhà nước về thống kê bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công tác thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chương trình điều tra thống kê quốc gia;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thống kê;
3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê;
4. Quản lý việc công bố thông tin thống kê;
5. Xây dựng tổ chức thống kê, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê;
6. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động thống kê;
7. Hợp tác quốc tế về thống kê;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thống kê, xử lý vi phạm pháp luật về thống kê;
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thống kê theo quy định của pháp luật.​

96
Câu hỏi 92. Thống kê xã, phường, thị trấn, thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thuộc hệ thống tổ chức thống kê nhà nước không? Hỏi đáp Luật Thống kêCâu hỏi 92. Thống kê xã, phường, thị trấn, thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có thuộc hệ thống tổ chức thống kê nhà nước không? /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/7/2017 12:00 PMNoĐã ban hành

Trả lời:
Điều 28 Luật thống kê quy định hệ thống tổ chức thống kê nhà nước bao gồm hệ thống tổ chức thống kê tập trung, tổ chức thống kê bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đây là những cơ quan thống kê tổng hợp. Thống kê xã, phường, thị trấn, thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là các tổ chức thống kê cơ sở nên không thuộc hệ thống tổ chức thống kê nhà nước, nhưng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin ban đầu cho hệ thống tổ chức thống kê nhà nước.​

95
Câu hỏi 91. Thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được tổ chức như thế nào và có trách nhiệm gì?Hỏi đáp Luật Thống kêCâu hỏi 91. Thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được tổ chức như thế nào và có trách nhiệm gì?/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/7/2017 12:00 PMNoĐã ban hành

Trả lời:
Theo Điều 23 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 quy định thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được tổ chức và có trách nhiệm như sau:
1. Doanh nghiệp, cơ quan hành chính (trừ bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) đã được quy định tại Điều 21 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004, đơn vị sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang có tổ chức thống kê hoặc bố trí cán bộ làm công tác thống kê.
2. Thống kê doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng đơn vị và có trách nhiệm giúp thủ trưởng đơn vị:
a. Tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị;
b. Thực hiện các cuộc điều tra thống kê và chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước;
3. Gửi báo cáo tài chính, báo cáo thống kê cho Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở của đơn vị.​

94
Câu hỏi 90. Thống kê xã, phường, thị trấn được tổ chức như thế nào và có trách nhiệm gì?Hỏi đáp Luật Thống kêCâu hỏi 90. Thống kê xã, phường, thị trấn được tổ chức như thế nào và có trách nhiệm gì?/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/7/2017 12:00 PMNoĐã ban hành

Trả lời:
Theo Điều 22 Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 quy định thống kê xã, phường, thị trấn được tổ chức và có trách nhiệm như sau:
1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức công tác thống kê và bố trí người có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác thống kê theo chức danh quy định hiện hành về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
2. Công tác thống kê xã, phường, thị trấn chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Thống kê cấp huyện.
3. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn làm công tác thống kê có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê phục vụ yêu cầu quản lý của xã, phường, thị trấn;
- Thực hiện các cuộc điều tra và chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước.
4. Cán bộ, công chức làm công tác thống kê xã, phường, thị trấn được bố trí trong phạm vi số lượng cán bộ, công chức xã, phường theo quy định và được hưởng chế độ, quyền lợi như các chức danh chuyên môn tại xã, phường, thị trấn theo quy định hiện hành.​

93
1 - 10Next